COP28 - Những ưu tiên và kỳ vọng
- Được đăng: Thứ năm, 21 Tháng 12 2023 09:01
- Lượt xem: 570
(TUAG)- Hội nghị lần thứ 28 của các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra từ ngày 30/11 đến 12/12/2023 tại Expo City, Dubai của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), với chủ đề "Gắn kết - hành động - hiệu quả". COP28 là một trong những hội nghị quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất trong năm 2023. Dự kiến COP28 có sự tham dự của hơn 70.000 đại biểu, bao gồm cả Nguyên thủ quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ và các nhà lãnh đạo thế giới, từ 197 quốc gia, EU và hàng nghìn tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, nhóm thanh niên và các bên liên quan khác. Đây là dịp để các quốc gia đưa ra những cam kết, hành động mới mạnh mẽ hơn trong đóng góp về tài chính, công nghệ, giảm phát thải khí nhà kính hướng tới thực hiện mục tiêu của Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu.
Thành quả chống biến đổi khí hậu của toàn cầu
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) là một hiệp ước quốc tế về môi trường được đàm phán tại Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển, thường được gọi là Hội nghị thượng đỉnh Trái đất diễn ra tại Rio de Janeiro (Brazil) từ ngày 3 đến 14/6/1992. Công ước khung có hiệu lực từ ngày 21/3/1994, hiện có 198 bên tham gia gồm 197 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU). Việt Nam phê chuẩn Công ước từ ngày 16/11/1994. Cơ quan đầu mối thực thi Công ước là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mục tiêu của Hội nghị là ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP) là hội nghị thường niên tổ chức trong khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Hội nghị có quy mô lớn, có tầm quan trọng hàng đầu về lĩnh vực biến đổi khí hậu. COP thường được tổ chức tại một Bên tham gia (thường là Bên giữ vị trí Chủ tịch COP) theo cơ chế luân phiên giữa 5 khu vực được Liên hợp quốc công nhận (châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh và Caribe, Trung và Đông Âu, Tây Âu và khu vực khác). Trong trường hợp không có Bên tham gia đăng cai, Phiên họp sẽ được tổ chức tại Bonn (Đức), địa điểm của Ban Thư ký UNFCCC.
Hội nghị lần đầu tiên các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu được tổ chức vào năm 1995 tại Berlin (Đức).
Các kỳ Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã giúp nhân loại nhận thức rõ mối nguy hiểm từ biến đổi khí hậu, giúp các nước xích lại gần nhau, đoàn kết để bảo vệ Trái đất, bảo vệ chính mình.
Những dấu mốc của Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu có thể kể đến như: COP3 diễn ra vào tháng 12/1997 tại Kyoto (Nhật Bản) với Nghị định thư Kyoto; COP11 diễn ra từ 28/11 tới 9/12/2005 tại Montreal (Canada) với chương trình hành động Montreal; nhưng cũng có lúc thất bại như COP15 diễn ra vào tháng 12/2009 ở Copenhagen (Đan Mạch) không đạt được thỏa thuận ràng buộc...
Năm 2015, COP21 diễn ra tại Paris (Pháp) đã đạt được bước tiến lịch sử khi các quốc gia đạt được Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, theo đó đồng ý hợp tác cùng nhau để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và đặt mục tiêu mức này chỉ là 1,5 độ C, để thích ứng với tác động của biến đối khí hậu và sẵn sàng dành chi phí để thực hiện những mục tiêu này. Các quốc gia cam kết đưa ra các kế hoạch quốc gia và đề ra mức độ giảm lượng khí thải của mình - được gọi là Đóng góp Quốc gia tự quyết định (NDC). Cũng theo Hiệp định Paris ký năm 2015, cứ 5 năm một lần, các nước tham gia hiệp định phải tăng mức cam kết giảm phát thải khí.
Tháng 11/2021, sau khi hoãn một năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hội nghị COP26 tổ chức tại Glasgow (Vương quốc Anh) đã đạt được bước tiến quan trọng khi các nước tham gia gạt bỏ bất đồng, cùng nhau thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow (Glasgow Climate Pact), theo đó khẳng định lại mục tiêu khống chế gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu ở ngưỡng dưới 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và quyết tâm theo đuổi các nỗ lực để đạt mục tiêu tăng ở mức 1,5 độ C nhằm tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu. Mục tiêu này đòi hỏi phải cắt giảm lớn lượng khí thải CO2 một cách nhanh chóng và bền vững, bao gồm giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào khoảng giữa thế kỷ, cũng như giảm sâu phát thải các khí nhà kính khác.
Hiệp ước khí hậu Glasgow cũng yêu cầu các quốc gia vào cuối năm 2022 phải "xem xét lại và củng cố" các mục tiêu cắt giảm khí thải năm 2030, “có tính đến các hoàn cảnh quốc gia khác nhau", để thực hiện mục tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C hoặc 1,5 độ C theo Hiệp định Paris. Đây là một bước tiến bởi theo các thỏa thuận khí hậu trước đây của Liên hợp quốc, các quốc gia được yêu cầu đệ trình các kế hoạch này, còn gọi là đóng góp quốc gia tự quyết (NDC), 05 năm một lần.
Tiếp đó, tại COP27 diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh (Ai Cập) tháng 11/2022, các bên tham gia đã thông qua Thỏa thuận khí hậu Sharm El-Sheikh bao quát một loạt nỗ lực lớn của thế giới nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ của Trái đất ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên các nhà phân tích đánh giá thỏa thuận tại COP 27 không đi xa hơn so với thỏa thuận đã đạt được tại hội nghị COP 26 tại Glasgow (Anh). Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng hội nghị COP27 chưa thể thúc đẩy việc giảm mạnh khẩn cấp khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vấn đề cần thiết để ứng phó với tình trạng nóng lên trên toàn cầu.
Nhưng dù còn nhiều ý kiến cho rằng thỏa thuận Sharm El-Sheikh chưa đủ tham vọng về cắt giảm khí thải, COP27 vẫn ghi nhận một “thành tựu lịch sử” khi các bên tham gia đạt được sự thống nhất thành lập một Quỹ đặc biệt để bù đắp tổn thất và thiệt hại mà các quốc gia dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động của sự nóng lên toàn cầu. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nước đang và kém phát triển vốn chịu nhiều tổn thất và thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu.
Tổng Giám đốc Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28), ông Majid Al Suwaidi, trong cuộc họp báo thông báo kéo dài hội nghị, tại Dubai, UAE ngày 12/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Kỳ vọng những cam kết, hành động mạnh mẽ hơn tại COP28
Từ kết quả của COP27, các bên tham gia kỳ vọng tiếp tục đạt được thêm tiến triển về hành động khí hậu tại Hội nghị COP28 diễn tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) từ ngày 30/11 đến 12/12/2023.
Trong chuỗi hoạt động của COP28, sự kiện nổi bật nhất là Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới diễn ra ngày 1 và 2/12/2023 với sự tham dự của hơn 100 Nguyên thủ, Thủ tướng Chính phủ các nước và lãnh đạo các tổ chức quốc tế như Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Chủ tịch Ngân hàng thế giới, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế.
COP28 diễn ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động ngày càng tiêu cực trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia khẩn trương hành động để có thể đạt được mục tiêu theo Hiệp định Paris 2015 về giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức thấp hơn đáng kể so với ngưỡng 2 độ C và theo đuổi nỗ lực để hạn chế mức tăng nhiệt độ ở ngưỡng 1,5 độ C; đồng thời thu hẹp khoảng cách còn lớn giữa các cam kết đề ra và kết quả đạt được, đặc biệt về giảm phát thải khí nhà kính, tài chính cho khí hậu và hỗ trợ các nước đang phát triển khắc phục các tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Năm 2023 cũng là thời điểm kết thúc vòng đầu tiên Đánh giá nỗ lực toàn cầu về việc thực hiện Hiệp định Paris giai đoạn 2015-2023. Do đó, hội nghị thượng đỉnh COP28 lần này là dịp quan trọng để Lãnh đạo cấp cao các nước rà soát những tiến bộ đạt được và xác định các lĩnh vực ưu tiên lớn cho hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Việc đánh giá này không chỉ đơn giản là xem xét tiến độ, mà còn giúp xác định các hành động cụ thể. Công tác đánh giá sẽ ảnh hưởng đến các Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), trong đó bao gồm cả các kế hoạch cắt giảm khí thải và thích ứng với biến đổi khí hậu của mỗi quốc gia.
Với chủ đề "Gắn kết - hành động - hiệu quả", hội nghị COP28 lần này tập trung vào 4 trụ cột gồm: Theo dõi sát sao quá trình chuyển đổi năng lượng; xử lý vấn đề tài chính khí hậu; thích ứng với biến đổi khí hậu để bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân; tăng cường bao quát mọi mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, điểm nhấn của COP28 lần này còn là việc Ban tổ chức bổ sung thêm chương trình đại biểu khí hậu dành cho giới trẻ lớn nhất từ trước đến nay và các gian trưng bày dành cho người bản địa, với nhiều hoạt động thực chất nhằm tìm kiếm giải pháp bảo vệ 80% đa dạng sinh học của thế giới...
P.TT (tổng hợp)
Thành quả chống biến đổi khí hậu của toàn cầu
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) là một hiệp ước quốc tế về môi trường được đàm phán tại Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển, thường được gọi là Hội nghị thượng đỉnh Trái đất diễn ra tại Rio de Janeiro (Brazil) từ ngày 3 đến 14/6/1992. Công ước khung có hiệu lực từ ngày 21/3/1994, hiện có 198 bên tham gia gồm 197 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU). Việt Nam phê chuẩn Công ước từ ngày 16/11/1994. Cơ quan đầu mối thực thi Công ước là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mục tiêu của Hội nghị là ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP) là hội nghị thường niên tổ chức trong khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Hội nghị có quy mô lớn, có tầm quan trọng hàng đầu về lĩnh vực biến đổi khí hậu. COP thường được tổ chức tại một Bên tham gia (thường là Bên giữ vị trí Chủ tịch COP) theo cơ chế luân phiên giữa 5 khu vực được Liên hợp quốc công nhận (châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh và Caribe, Trung và Đông Âu, Tây Âu và khu vực khác). Trong trường hợp không có Bên tham gia đăng cai, Phiên họp sẽ được tổ chức tại Bonn (Đức), địa điểm của Ban Thư ký UNFCCC.
Hội nghị lần đầu tiên các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu được tổ chức vào năm 1995 tại Berlin (Đức).
Các kỳ Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã giúp nhân loại nhận thức rõ mối nguy hiểm từ biến đổi khí hậu, giúp các nước xích lại gần nhau, đoàn kết để bảo vệ Trái đất, bảo vệ chính mình.
Những dấu mốc của Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu có thể kể đến như: COP3 diễn ra vào tháng 12/1997 tại Kyoto (Nhật Bản) với Nghị định thư Kyoto; COP11 diễn ra từ 28/11 tới 9/12/2005 tại Montreal (Canada) với chương trình hành động Montreal; nhưng cũng có lúc thất bại như COP15 diễn ra vào tháng 12/2009 ở Copenhagen (Đan Mạch) không đạt được thỏa thuận ràng buộc...
Năm 2015, COP21 diễn ra tại Paris (Pháp) đã đạt được bước tiến lịch sử khi các quốc gia đạt được Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, theo đó đồng ý hợp tác cùng nhau để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và đặt mục tiêu mức này chỉ là 1,5 độ C, để thích ứng với tác động của biến đối khí hậu và sẵn sàng dành chi phí để thực hiện những mục tiêu này. Các quốc gia cam kết đưa ra các kế hoạch quốc gia và đề ra mức độ giảm lượng khí thải của mình - được gọi là Đóng góp Quốc gia tự quyết định (NDC). Cũng theo Hiệp định Paris ký năm 2015, cứ 5 năm một lần, các nước tham gia hiệp định phải tăng mức cam kết giảm phát thải khí.
Tháng 11/2021, sau khi hoãn một năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hội nghị COP26 tổ chức tại Glasgow (Vương quốc Anh) đã đạt được bước tiến quan trọng khi các nước tham gia gạt bỏ bất đồng, cùng nhau thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow (Glasgow Climate Pact), theo đó khẳng định lại mục tiêu khống chế gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu ở ngưỡng dưới 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và quyết tâm theo đuổi các nỗ lực để đạt mục tiêu tăng ở mức 1,5 độ C nhằm tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu. Mục tiêu này đòi hỏi phải cắt giảm lớn lượng khí thải CO2 một cách nhanh chóng và bền vững, bao gồm giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào khoảng giữa thế kỷ, cũng như giảm sâu phát thải các khí nhà kính khác.
Hiệp ước khí hậu Glasgow cũng yêu cầu các quốc gia vào cuối năm 2022 phải "xem xét lại và củng cố" các mục tiêu cắt giảm khí thải năm 2030, “có tính đến các hoàn cảnh quốc gia khác nhau", để thực hiện mục tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C hoặc 1,5 độ C theo Hiệp định Paris. Đây là một bước tiến bởi theo các thỏa thuận khí hậu trước đây của Liên hợp quốc, các quốc gia được yêu cầu đệ trình các kế hoạch này, còn gọi là đóng góp quốc gia tự quyết (NDC), 05 năm một lần.
Tiếp đó, tại COP27 diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh (Ai Cập) tháng 11/2022, các bên tham gia đã thông qua Thỏa thuận khí hậu Sharm El-Sheikh bao quát một loạt nỗ lực lớn của thế giới nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ của Trái đất ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên các nhà phân tích đánh giá thỏa thuận tại COP 27 không đi xa hơn so với thỏa thuận đã đạt được tại hội nghị COP 26 tại Glasgow (Anh). Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng hội nghị COP27 chưa thể thúc đẩy việc giảm mạnh khẩn cấp khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vấn đề cần thiết để ứng phó với tình trạng nóng lên trên toàn cầu.
Nhưng dù còn nhiều ý kiến cho rằng thỏa thuận Sharm El-Sheikh chưa đủ tham vọng về cắt giảm khí thải, COP27 vẫn ghi nhận một “thành tựu lịch sử” khi các bên tham gia đạt được sự thống nhất thành lập một Quỹ đặc biệt để bù đắp tổn thất và thiệt hại mà các quốc gia dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động của sự nóng lên toàn cầu. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nước đang và kém phát triển vốn chịu nhiều tổn thất và thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu.
Tổng Giám đốc Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28), ông Majid Al Suwaidi, trong cuộc họp báo thông báo kéo dài hội nghị, tại Dubai, UAE ngày 12/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Kỳ vọng những cam kết, hành động mạnh mẽ hơn tại COP28
Từ kết quả của COP27, các bên tham gia kỳ vọng tiếp tục đạt được thêm tiến triển về hành động khí hậu tại Hội nghị COP28 diễn tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) từ ngày 30/11 đến 12/12/2023.
Trong chuỗi hoạt động của COP28, sự kiện nổi bật nhất là Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới diễn ra ngày 1 và 2/12/2023 với sự tham dự của hơn 100 Nguyên thủ, Thủ tướng Chính phủ các nước và lãnh đạo các tổ chức quốc tế như Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Chủ tịch Ngân hàng thế giới, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế.
COP28 diễn ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động ngày càng tiêu cực trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia khẩn trương hành động để có thể đạt được mục tiêu theo Hiệp định Paris 2015 về giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức thấp hơn đáng kể so với ngưỡng 2 độ C và theo đuổi nỗ lực để hạn chế mức tăng nhiệt độ ở ngưỡng 1,5 độ C; đồng thời thu hẹp khoảng cách còn lớn giữa các cam kết đề ra và kết quả đạt được, đặc biệt về giảm phát thải khí nhà kính, tài chính cho khí hậu và hỗ trợ các nước đang phát triển khắc phục các tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Năm 2023 cũng là thời điểm kết thúc vòng đầu tiên Đánh giá nỗ lực toàn cầu về việc thực hiện Hiệp định Paris giai đoạn 2015-2023. Do đó, hội nghị thượng đỉnh COP28 lần này là dịp quan trọng để Lãnh đạo cấp cao các nước rà soát những tiến bộ đạt được và xác định các lĩnh vực ưu tiên lớn cho hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Việc đánh giá này không chỉ đơn giản là xem xét tiến độ, mà còn giúp xác định các hành động cụ thể. Công tác đánh giá sẽ ảnh hưởng đến các Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), trong đó bao gồm cả các kế hoạch cắt giảm khí thải và thích ứng với biến đổi khí hậu của mỗi quốc gia.
Với chủ đề "Gắn kết - hành động - hiệu quả", hội nghị COP28 lần này tập trung vào 4 trụ cột gồm: Theo dõi sát sao quá trình chuyển đổi năng lượng; xử lý vấn đề tài chính khí hậu; thích ứng với biến đổi khí hậu để bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân; tăng cường bao quát mọi mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, điểm nhấn của COP28 lần này còn là việc Ban tổ chức bổ sung thêm chương trình đại biểu khí hậu dành cho giới trẻ lớn nhất từ trước đến nay và các gian trưng bày dành cho người bản địa, với nhiều hoạt động thực chất nhằm tìm kiếm giải pháp bảo vệ 80% đa dạng sinh học của thế giới...
P.TT (tổng hợp)